cao đẳng sư phạm Dalat

cao đẳng sư phạm Dalat
khóa 1 (1976-1978)

18 tháng 11, 2014

Album tặng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11


Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, thay mặt BCHH cựu sinh viên CĐSP-Dalat khóa 1 xin gửi đến Thầy, cô giáo, các bạn và gia đình lời chúc tốt đẹp nhất.
Kính chúc Thầy, cô, các bạn và gia đình được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc.
TM. BCHH
Nguyễn Anh Văn

10 tháng 11, 2014

CHẤT THẢI CHỨA VITAMIN B12



Tôi trưởng thành ở một địa phương mà dân chúng đa số sinh sống bằng nghề trồng bắp. Đó là xã Tùng Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Nếu chúng ta hay gọi đùa bà con sống ở miền đồng bằng sông Cửu Long là Hai Lúa, thì chúng tôi cũng xứng đáng được gọi là Hai Bắp. Ngoài bắp ra, bà con nông dân chúng tôi còn trồng nhiều Mít và trái Thơm. Nhưng còn một nông sản nổi tiếng nữa của chúng tôi là: Tỏi. Tỏi chúng tôi tuy chưa nổi tiếng bằng Tỏi ở Huyện Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi; nhưng Tỏi của chúng tôi rất chắc thịt và cay nồng. Tôi thường hay nghe nói bí quyết để Tỏi chắc thịt và cay nồng là ở chỗ Tỏi chỉ ưa phân hữu cơ. Bà con ta gọi chung là phân chuồng. Đó là loại phân ủ ra từ chất thải của các loại gia súc như Trâu, Bò, Heo.... Tỏi sẽ thơm ngon và chắc thịt hơn nữa nếu ta bón chúng bằng chất thải của con người, mà bà con ta hay gọi là ' Phân Bắc'. Với bà con nông dân, thì mùi của chất thải này cũng chả có gì khó chịu lắm, nếu mùi này càng nồng thì hiệu quả cho Tỏi lại càng cao hơn. Với bà con làm ngành nghề khác, thì rất khó chịu vơi mùi của chất thải này. Riêng tôi thì bị thưởng thức cái mùi chất thải này quá nhiều khi còn là học sinh tiểu học, và tôi đã nghiệm ra một chân lý- không nên tránh né mùi vị khó chịu này, mà hãy chấp nhận nó để tự giải thoát chúng ra khỏi đau óc của mình. Tôi đã chấp nhận mùi khó ngửi nầy, bằng những câu chuyện lý thú về chúng.

1 tháng 11, 2014

LỤC BÁT ĐỜI TÔI

                              

                                                           Thơ Hạnh Văn
                                           (Đỗ Văn Tân - chủ nhiệm lớp Văn C, khóa 1) 

                                    Mẹ tôi
                                      Kính tặng Mẹ
                              Tảo tần một nắng hai sương
                              Đêm nằm lưng chẳng bén giường mẹ ơi.
                              Sọt rau muống, rổ mồng tơi
                              Vai gầy, kẽo kẹt lần hồi chợ xa.
                              Chắt chiu thu vén cửa nhà,
                              Láng giềng không một lời ra tiếng vào.
                              Tuổi thơ không chiếc iếm đào,
                              Vui buồn gửi tất cả vào lời ru.
                              Nâu sồng bạc trắng nắng mưa
                              Bát cơm độn với gắp dưa quả cà.
                              Hết đồng gần đến đồng xa
                              Mẹ đi cấy lúc tiếng gà điểm canh.
                              Phần chồng tất cả tuổi xanh,
                              Phần con tất cả ngọt lành mộng mơ.
                              Mẹ chỉ học hết i tờ,
                              Mà cho con cả nguồn thơ trữ tình.
                              Mẹ là vầng sáng lung linh
                              Soi cho con thấy nhục vinh lẽ đời.
                              Con đi, mẹ dặn đôi lời:
                              - Dạy người, phải nhớ thương người, nghe con!
                                                8
                              Muôn đời sữa mẹ còn thơm
                              Quyện vào khôn lớn, tuổi hờn đời con.
                                                          Xóm Nghè, 1963.


16 tháng 10, 2014

KHÓC BUỒN, KHÓC VUI



Khóc buồn, khóc vui

Bà cụ xếp đũa, dọn dẹp chén đĩa một cách cẩn thận và trang nghiêm, từ nơi bà cụ toát ra một cái gì rất nhẫn nại và cần cù. Hình ảnh ấy làm tôi chú ý. Tôi ngồi cạnh bà cụ từ lúc vào quán, nhưng không để ý lắm. Chỉ ngồi suy nghĩ mông lung và chờ món ăn để qua cơn đói. Đến lúc bà ấy dọn dẹp chén đũa, cử chỉ và hành động đó đã lay động tôi. Tôi có cảm tưởng là bà cụ làm như thế để giúp cho người dọn dẹp phần chén đũa của bà sẽ dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Từ suy nghĩ ấy, tự nhiên tôi có cảm tình với bà cụ. Quay lại kiếm, bà cụ đã ra khỏi quán. Tôi ngồi ngẩn ngơ suy nghĩ, tự nhiên một nỗi buồn xâm chiếm hồn tôi, nỗi buồn đến một cách bất chợt và vũ bão, làm tôi bàng hoàng, dù đang rất đói, tôi cũng không nuốt nỗi phần đồ ăn vừa mới dọn ra.

13 tháng 10, 2014

THƯ CẢM ƠN


DANH SÁCH ỦNG HỘ QUỸ HỘI
năm 2014 (tt)
Stt
HỌ TÊN
LỚP
SỐ TIỀN
1
- Đặng Minh Hùng 
- Nguyễn Thị Ngọc Dung
-Toán A
- Văn C
(100 USD)
2.110.000đ
2
Trần Văn Hồng
SHB 
500.000đ

Đại diện hội cựu sinh viên CĐSP ĐALAT KHÓA 1, BCH Hội xin chân thành cảm ơn các bạn (nói trên) đã đóng góp tài chánh vào quỹ hội.
                          BCHH
                           Thanh Hà


30 tháng 9, 2014

PARIS CHỚM THU

PARIS CHM THU

Paris đối với tôi như một người bạn thân từ thưở ấu thơ, một người tình cũ sâu đậm tuyệt vời, một người thân thương ruột thịt, một phần của gia đình mà đã xa lắm rồi không được gặp lại nhau…
Những tháng ngày mòn mỏi nhớ thương, những đêm dài thao thức ngóng trông, những khoảnh khắc âm thầm hy vọng,… và qua những bài hát tha thiết về tình yêu đôi lứa, những hình ảnh đầy chất thu vàng lãng mạng, những con phố nhỏ rợp bóng mát của hàng cây, con dốc quanh co, những căn nhà nho nhỏ có hàng rào vây quanh và trồng hoa rực rỡ, những căn biệt thự với kiến trúc cổ kính một thời Pháp thuộc, những ngôi trường to lớn có tiếng ở Đông Dương…, Đà Lạt, nơi tôi sinh ra và lớn lên... nên Paris, một thành phố xa xôi ngàn dặm, nhưng tôi vẫn thấy rất gần gũi và có một tình yêu thương sâu đậm.

28 tháng 9, 2014

NGÔI TRƯỜNG MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Ngôi trường mt thi đ nh
                                   Võ Thị Bích Lâm – Nguyên Tổ trưởng tổ Hóa
  
Tôi là học sinh miền Nam được sinh ra và lớn lên trên đất Bắc. Ngay từ thuở còn thơ, lúc mà máy bay Mỹ còn bắn phá miền Bắc, khi còn ngồi trên ghế trường Đại học sư phạm Hà Nội I, tôi luôn mong ước được về Nam, dạy học trên quê hương của mình, điều mong ước đã vượt nỗi mong ước của tôi.
            Đầu tháng 9 năm 1977 lúc này miền Nam đã hoàn toàn giải phóng sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm tôi cùng 44 các thầy cô là sinh viên ĐHSP I Hà Nội vừa mới tốt nghiệp được sự phân công của Bộ GD & ĐT bổ nhiệm về giảng dạy tại CĐSP Đà Lạt.

23 tháng 9, 2014

MÔN VẬT LÝ CỦA TÔI

MÔN VẬT LÝ CỦA TÔI

Ký túc xá dành cho nam sinh của khoá 1 trường CĐSP Dalat ngày hôm đó ( 1977), rộn ràng tiếng cười của các bạn SV khoa Sinh Hoá. Các bạn ấy cười vì các câu hỏi do chính các bạn ấy đặt ra trong giờ học Giải Phẩu Sinh Lý Người. Một trong số những câu hỏi mà các bạn ấy đã tường thuật lại cho các SV khoa Toán Lý chúng tôi để giải thích lý do các bạn ấy cười là như sau: Tại sao các bộ phận sinh dục của hai phái nam và nữ không bao giờ đi ra ngoài nắng mà trông chúng vẫn đen thui. Nghe xong, lớp Toán Lý chúng tôi cười ồ lên vì thích thú và ai nấy cũng cảm thấy ghen tỵ với các bạn lớp Sinh Hoá đã được học môn học vô cùng vui tươi có nhiều liên tưởng đến tình dục- Một vấn đề mà nhiều SV trước ngưỡng cửa vào đời như chúng tôi đang cảm thấy thiếu thốn và ra sức tìm hiểu. Rồi chúng tôi liên hệ với môn Toán Lý của chúng tôi và tự đặt ra câu hỏi: Liệu khoa Toán Lý có những khái niệm nào và những giờ học nào làm cho học sinh có liên tưởng đến tình dục không?. Tôi tự đi tìm lấy lời giải trong quá trình học tập tiếp theo, và đã tìm ra 2 khái niêm vật lý có liên tưởng đến tình dục - Môt khái niệm có thể hiểu ngay lúc đó, còn khái niệm còn lại tôi vẫn chỉ hiểu lờ mờ mà nó chỉ được ' kiểm nghiệm ' lại khi tôi lấy vợ.

22 tháng 9, 2014

Chuyện tình …xưa!


Ngẫu Hứng

Trèo lên tận đỉnh LangBiAng
Vươn tay túm vạt mây vàng bay qua
Kéo về may áo làm quà
Tặng em giữ hội giao hoà thiên nhiên.

                              Đà Lt, 01-01-2000
                                   

Chuyện tình …xưa!

Ngày xưa thuở ấy Chúng mình
Tay chưa dám nắm, trao tình dám đâu
Qua cầu còn ngại sông sâu
Qua đò lại sợ, ướt câu tỏ tình
Ngày xưa thuở ấy chúng minh
Tay anh nắm chặt tay mình trong mơ
Ngồi buồn nhặt mấy câu thơ
Thả vào trong gió, vu vơ ngỏ lời
Em đi cùng đất cuối trời
Vô tình nhặt được những lời vu vơ
Rằng đây là thực là mơ
Rồi em ôm ấp vần thơ một đời

                              Đà lt 10/1981
                               

ĐỀ

Đò ai rời bến sang bên
Con sông rộng lắm, chiều lên tím mờ
Cuộc đời bao thực bao mơ
Bâng khuâng đứng giữa, bến bờ hoàng hôn

                                                      Trước ngày nghỉ hưu Đà Lạt 2/2006

                                                       Nguyễn Thái Cam Gv. môn Vật Lý

28 tháng 8, 2014

ĐÔI LỜI TÂM SỰ

ĐÔI LI TÂM S

Gi Tp thSinh Viên Khóa I Cao Đẳng Sư Phm Đà Lt.



            Vào lúc bấy giờ tôi 35 tuổi đời và 10 năm tuổi nghề, tinh thần và nghị lực còn sung mãn. Được vào miền Nam công tác và nhất là được giảng dạy tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, một trong 6 trường thuộc khung các trường cao đẳng sư phạm phía Nam do Chính phủ quyết định thành lập, trực thuộc sự quản lý của Bộ giáo dục, tôi lấy làm vinh dự và hãnh diện vô cùng.

MIỀM KÝ ỨC CỦA TÔI

MIN KÝ C CA TÔI



            Năm nay họp mặt truyền thống lần thứ 18 của cựu SV K1 Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, tôi bồi hồi xúc động nhớ về “cái ngày xưa” ấy. Cách đây 37 năm, bây giờ chúng tôi đã là ông, là bà cả rồi. Tôi không nghĩ rằng sau chừng ấy năm lại có điều kỳ diệu tuyệt vời đến với chúng tôi.

12 tháng 8, 2014

TIN TỨC


Ngày 12/8/2014, Lệ Thơ và Lê Loan đã đại diện ACE cựu sinh viên khóa 1 CĐSP Đà Lạt đến khu vườn Thiên Sứ tại Long An thăm bạn Đỗ Anh (lớp toán A) đang chữa bịnh ung thư hóc mũi tại đây; và đã trao cho bạn Đỗ Anh số tiền như sau:
-          Hội Cựu SV:                                   2.000.000 đ
-          Một bạn phương xa – Toán Lý A:    2.000.000 đ
-          Chi hội Đà Lạt:                                   500.000 đ
-          Lê Thị Hồng Hà-SĐA:                       500.000 đ
clip_image001
 

                                            T.C       5.000.000 đ


Trước đó, ngày 22/07/2014 BCHH đã đi Đức Trọng, thăm bạn Nông thị Hội (sinh hoá B) bị tai biến, sống đời sống thực vật đã 10 năm và trao số tiền là: 2.000.000 đ (trích quỹ hội cựu SV)


Đến Thạnh Mỹ thăm bạn Nguyễn Trí (toán A) và trao phần quà do Chi hội Đà Lạt chia sẻ.


Ghi chú:
Mọi đóng góp, giúp đở bạn Đỗ Anh, Nông Thị Hội… xin vui lòng gửi về bạn Phạm Thị Thanh Hà - PCT tài chính
Số tài khoản: 6380205155785 
Ngân hàng: Agribank Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại:  0903.705.153

Xin chân thành cảm ơn.

5 tháng 8, 2014

VU LAN NHỚ MẸ

            Đã ba mùa Vu Lan con cài lên ngực áo mình đóa hoa hồng trắng. Hoa màu trắng trong, tinh khiết. Nhưng sao như những mũi kim vô hình làm cho tim con buốt đau và rướm máu. Mẹ ơi! Ngày Mẹ ra đi là ngày thiên đường trú ẩn tâm linh của con cũng ra đi theo Mẹ. Con bây giờ đang côi cút giữa biển đời giông bão. Mẹ đi rồi con mỗi ngày sống trong thương nhớ và ân hận. Thấy gì, đi đâu cũng nhớ đến Mẹ. Hình bóng Mẹ luôn luôn ngự trị trong tim con. Mẹ đi rồi con lủi thủi một mình Những bữa cơm vắng Mẹ nước mắt con cứ tuôn dòng, nghẹn ngào không nuốt nổi. Người ta bảo chỉ có tình yêu nam nữ mới quằn quại đau khổ như thế, khi người kia đã bỏ ra đi. Phần tâm linh của con đã tựa lâu ngày trên hình hài gầy yếu của Mẹ, nên giờ Mẹ ra đi tất cả cùng đi theo. Con hụt hẫng, khổ đau và tột cùng thương nhớ. Con ân hận vì con chưa  kịp làm những điều để bù đắp công ơn sâu nặng của Mẹ. Mẹ ơi! Mẹ là một ngôn từ, một hình ảnh cao thượng, thâm sâu, thiêng liêng, huyền diệu .Mẹ là chất liệu, là máu của yêu thương, cho đi mãi mãi không đòi lại bao giờ .Con còn Mẹ là con còn tất cả, Mẹ đi rồi tất cả cùng đi theo:
                                    Mẹ ơi Mẹ là bao dung tất cả
                                    Mẹ ơi Mẹ là hóa giải mọi ngôn từ
                                    Mẹ ơi Mẹ là siêu việt cả thánh thư
                                    Mẹ ơi để biết rằng con có Mẹ.
                                                                        (Thanh Nguyên)

31 tháng 7, 2014

TÔI ĐI HỌC


            Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. ... Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ( Tôi đi học- Thanh tịnh )
            Vào một ngày mùa thu năm 2007 ở miền nam California USA, trời trong và đầy nắng, vì hơn 50% của miền nam Cali là sa mạc, là ngày đầu tiên tôi đi học ở Mỹ. Không phải mẹ tôi dẫn tôi đi, mà là vợ tôi chở tôi bằng xe hơi đi đến trường. Qua Mỹ theo diện di dân năm 2004, tôi làm đủ nghề: từ anh bồi bàn cho tiệm phở, đến người dọn dẹp và làm vườn, tôi đã ước mơ có một nghề đàng hoàng để sinh sống. Đọc báo, biết nước Mỹ đang thiếu giáo viên Toán và biết một số giáo viên bên Việt Nam nhờ may mắn trở thành giáo viên bên Mỹ, khiến tôi mơ ước trở thành giáo viên Toán. Nghĩ lại trình độ Anh ngữ của mình tôi lại chùng lòng, nhưng tôi lại tự an ủi rằng: giáo viên Toán đâu cần nói nhiều, thế là tôi lại quyết tâm lên. Tôi quyết định nghỉ việc và nói rõ ước mơ của mình cho vợ tôi. Tôi thấy trong ánh mắt vợ tôi có một nét xa xăm, mông lung.

29 tháng 7, 2014

BỤI PHẤN

NGHIP ĐÒ NGANG

Nghiệp đời lái chiếc đò ngang
 Khi ở bên ấy, khi sang bên này
Dẫu rằng sông có đổi thay
Đò ngang qua lại bởi say hai bờ
Cuộc đời đẹp tựa ý thơ
Lắng qua năm tháng vẫn mơ nghiệp này
Bảng đen phấn trắng trên tay
Phấn mòn, mòn đến tận tay người cầm
Vui buồn chung một chữ tâm
Góp thêm vầng sáng, lặng thầm sao xa
Rộn vui như bản tình ca
Những đôi mắt sáng như là sao khuê
Con đò bao lượt đi về
Truyền cho nhau chút say mê đêm ngày
Tấm lòng nhiệt huyết hăng say
Bảng đen, phấn trắng tay này thủy chung
Con đò qua lại ung dung
Bao năm, bao tháng, bao đêm, bao ngày
Bàn tay xiết chặt bàn tay
Cùng nhau vun đắp, nghiệp này vươn lên
Nghiệp đời với chiếc đò ngang
Khi ở bên ấy, khi sang bên này
Phấn mòn, mòn đến tận tay
Phấn mòn mà chẳng dứt day lòng mình

10 – 11 – 2001
Nguyn Thái Cam

19 tháng 7, 2014

KHOẢNH KHẮC

        Họp mặt lần thứ 18 tại Bình Thuận diễn ra trong không khí thân mật thắm đượm tình thầy - trò, tình bằng hữu.
            Như các lần họp mặt trước đó, lần này các bạn mình vui mừng tiếp đón Thầy cựu Hiệu trưởng và thầy Cam gắn bó nhiều năm với hội CSV, cùng 107 bạn CSV về dự đông đủ, tất cả đều khỏe mạnh. Tuy có một số bạn vì nhiều lý do khác nhau nên không đến dự, nhưng qua thăm hỏi nhau, được biết các bạn mình vẫn luôn bình an là tốt lắm rồi!
            Gặp nhau lần nào cũng vậy, chúng mình luôn cảm nhận sự vui mừng đến khó tả… Dù mỗi lần gặp nhau chỉ 2 ngày như trong khoảnh khắc, cùng với sự già đi theo năm tháng, nhưng các bạn nam vẫn còn một ít phong độ, vẫn còn lai rai vài ly! Các bạn nữ tuy không bằng ngày xưa nhưng vẫn còn chút duyên dáng!
            Đêm Gala khí thế mở đầu với tiết mục múa quạt trẻ trung đặc sắc của các bạn Đà Lạt như thời con gái năm xưa….. Phát biểu khai mạc của anh Chủ tịch Hội, lời tâm tình của Thầy cựu Hiệu trưởng, đã gợi lên những cảm xúc trong lòng mỗi chúng ta khi nhắc đến thời SV ở trường CĐSPĐL. Các tiết mục hát múa vui nhộn cùng với giọng hát ngọt ngào trong trẻo của Lâm Đức như ngày xưa, làm cho chúng mình nhớ lại hình ảnh sân khấu nhà trường hồi ấy!

HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG – 18 NĂM NHÌN LẠI

         
             
Họp mặt lần thứ 18 tại Bình Thuận, đánh dấu 18 năm hoạt động không biết mệt mỏi của các BCH Hội CSVK1, một chặn đường dài xây dựng và phát triển mối quan hệ và tình cảm thầy - trò, bạn bè thật thú vị.
            Từ ngày thành lập Hội CSVK1 đến nay có 18 năm gắn bó thân thương đã làm phong phú thêm tập nhật ký và cũng là hành trang cuối đời….Hoạt động của Hội CSVK1 đã làm sống lại những hình ảnh, những kỷ niệm vui buồn thời sinh viên, những ngày học tập chung sống bên nhau dưới mái trường CĐSPĐL mến yêu niên khóa 1976-1978, đến nay đã 38 năm rồi! Một quảng đường dài lắm cát bụi thời gian chẳng những không thể làm nhòa đi những kỷ niệm mà còn viết tiếp câu chuyện của chúng mình thời CSV K1 trong hiện tại và cả mai sau.

18 tháng 7, 2014

MỘT THOÁNG ĐI VỀ

Một thoáng đi về
Đêm tàn, nguyệt tận, tình tan nát.
Nửa kiếp xuân xanh tắt nụ cười.
   Những ngày bão tuyết khắc nghiệt của mùa Đông nơi đây trôi qua một cách chậm chạp. Những cánh hoa đào Nhật Bản đã bắt đầu hé nhụy. Mùa xuân của đất trời và vạn vật đã trở lại, nhưng sao hồn tôi vẫn cứ hoài vọng những mùa Thu đã đi qua. Những chiếc lá vàng đâu đó vẫn rơi nhè nhẹ trong tim tôi, lòng tôi thổn thức nhói đau, như đang trong một cõi mơ hồ xa xăm nào đó.
 

17 tháng 7, 2014

NHỚ LẠI

NHLI


Bây giờ nghĩ lại ngày xưa
Những năm sư phạm đung đưa tìm về
Bao nhiêu kỷ niệm tràn trề
Buồn vui lẫn lộn, chưa hề nói ra
37 năm học đã qua
Bây giờ gặp lại nở òa trong nhau
Yêu nhau chẳng dám gần nhau
Để cho đôi ngả nỗi đau trong lòng
Giờ đây gặp mặt nhau rồi
Mà sao cứ thấy bồi hồi lâng lâng
Nhìn nhau ta lại nhìn nhau
Mà sao ánh mắt đớn đau thế này
Ước gì là thuở ban đầu
Để ta nối lại nhịp cầu yêu thương
Đêm nằm nghĩ lại vấn vương
Mà sao cứ thấy thương thương lạ kỳ
Thôi thôi ta cứ hì hì...
Để cho cuộc sống thầm thì riêng ta.

Thanh Thu
3 - 2014

16 tháng 7, 2014

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

MT THI ĐỂ NH

********
Kính tặng thầy cô, thương mến tặng các bạn KI
Riêng tặng các bạn lớp SHB


            Tôi trở về đây sau 34 năm xa cách, thành phố Đà lạt thân thương hiện ra sau những đồi thông, những con đường thân quen đây rồi, hai bên đường cỏ cây hoa lá còn đẫm sương đêm, xa xa những chiếc xe thổ mộ chở đầy hoa hòa lẫn với đám sương mù, cái lạnh của những ngày cuối thu đang len lỏi vào lòng tôi vừa ngọt ngào, êm dịu vừa tê tái bâng khuâng, một cảm giác thật khó tả đang ngự trị trong lòng tôi, tâm hồn tôi chùng xuống, sống mũi tôi cay cay… Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt xinh đẹp đã ghi dấu một thời sinh viên nghịch ngợm mà tưởng chừng như đã chìm vào quên lãng… Ngày ấy, từ nhiều địa phương: Đà Lạt, Bến Tre, Đồng Tháp, Gia Lai, Kon Tum… chúng tôi đã gặp nhau dưới mái trường Sư Phạm, những ngày đầu thành lập trường còn muôn vàn khó khăn nhưng dưới sự hướng dẫn của các thầy cô và bạn bè nhất là các bạn ở Đà Lạt chúng tôi đã quên đi nỗi nhớ nhà và hăng say học tập , lao động, rồi những buổi sáng chủ nhật ngồi nhâm nhi ly cà phê ở Thủy tạ kể cho nhau nghe đủ  thứ chuyện trên đời, cùng nhau nắm tay đi khắp phố phường Đà Lạt, hay vào ngày lễ Noel chuyền tay nhau những món quà với những lời chúc vừa trang nghiêm vừa đùa nghịch nhưng cũng đủ cho chúng tôi cảm nhận được những tình cảm mới lạ vừa len lỏi vào tâm hồn của chúng tôi.

TÌM LẠI NGÀY ẤY

            
           Reng! Reng! Reng!  Tiếng chuông từ chiếc điện thoại bàn vang lên. Đang cho cháu ngoại ăn bữa cơm chiều, tôi vội đặt bát cơm xuống đến bàn cầm điện thoại lên nghe.
            A lô! Thu hả? Hà đây, có việc cần thông báo nên gọi Thu đây – Cựu Sinh Viên Cao Đẳng Sư Phạm Khoá I của chúng mình chuẩn bị ra mắt một đặc san kỷ niệm lưu lại – Thu viết bài gửi về cho Hà để Khoá I bọn mình phát hành một đặc san thật oách nha.
            Ôi chết! Viết báo hả? Phải vậy không, sao có chuyện này xảy ra với “ôn, mệ” trên 60 tuổi thế này, với “mệ” đây mắt mũi thì kèm nhem, trí nhớ gần như đã lẫn, để cái gì đâu, thì quên đó, nói câu trước quên béng câu sau, viết làm sao ra chữ, ra câu đây, có mà báo đời, báo hại, chớ báo chí chi làm khổ “mệ” quá!.

THÔNG BÁO

Thông báo số 2



Đại diện Hội cựu sinh viên CĐSP ĐALAT KHÓA 1, BCH Hội xin chân thành cảm ơn bạn Nguyễn Thị Kim Loan (bạn của Phạm Thị Thanh Hà - SHA) đã gửi tặng Hội 3 chiếc xe lăn, nhằm giúp các bạn bị bệnh tật, dẫn đến việc không thể đi lại được.
Theo đó, BCH Hội xin thông báo đến các Chi Hội và các hội viên được biết để tìm hiều, đề bạt các bạn và thầy cô có hoàn cảnh như nói trên, để BCHH kịp thời trao tặng.
TM.BCHH.
 Nguyễn Anh Văn

14 tháng 7, 2014

THU ỦNG HỘ QUỸ ĐỢT 1

BÁO CÁO THU ỦNG HỘ QUỸ HỘI ĐỢT 1-NĂM 2014
Stt Họ tên Lớp Thu Tồn đầu Tồn cuối
Tồn cũ mang sang 7.801.682 ₫
1 Nguyễn Hữu Hoa  Văn A  300.000 ₫
2 Nguyễn Ngọc sanh  SĐB  200.000 ₫
3 Thái Văn Châu  Văn C  200.000 ₫
4 Võ Việt Hương  SĐA 200.000 ₫
5 Lê Thị Hồng Hà SĐA 2.000.000 ₫
6 Chi Hội Đồng Tháp 1.000.000 ₫
7 Lâm Thị Hiệp SHB 100.000 ₫
8 Phạm thị Bé Văn B 500.000 ₫
9 Lê Thanh Nhã Văn C 200.000 ₫
10 Phan Minh Thịnh Văn C 200.000 ₫
11 Hoàng Hồng Sương Văn B 500.000 ₫
12 Nguyễn Thị lan Chi Văn C 200.000 ₫
13 Trần Thị Ngọc Lan Văn B 500.000 ₫
14 Nguyễn Thị Hải Văn B 200.000 ₫
15 Trần Thị Kim Thục Văn B 500.000 ₫
16 Hà Văn Hiền SHA 200.000 ₫
17 Hà Văn Trung  Toán A 1.000.000 ₫
18 Lê Thị Lệ Thơ Văn B 500.000 ₫
19 Lê Thị Thu Loan SHB 500.000 ₫
20 Ngô Thu Loan Toán A 500.000 ₫
21 Bùi Kim Châu Văn A 500.000 ₫
22 Nguyễn Văn Vinh  Toán A 300.000 ₫
23 Lê Thị Thu  SHA 200.000 ₫
24 Võ Thị Xuân Mai KTNN 200.000 ₫
25 Nguyễn Minh Trâm SHA 200.000 ₫
26 Thầy Thuyết 200.000 ₫
27 Thầy Cam 200.000 ₫
28 Lê Quang Kiệt Toán C 500.000 ₫